Những điều cần biết về Cúc hoa
Cúc hoa có tên khoa học
là Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine), thuộc họ
Cúc.
Mô tả
thực vật
Cụm hoa hình đầu, màu vàng hơi nâu, đôi khi
còn đính cuống; đường kính 0,5 - 1,2 cm. Tổng bao gồm 4 - 5 hàng lá bắc, mặt
ngoài màu xanh hơi xám hoặc nâu nhạt, ở giữa hai bên mép rất nhạt và khô xác.
Có 2 loại hoa: Hoa hình lưỡi nhỏ một vòng, đơn tính, không đều ở phía ngoài;
nhiều hoa hình ống, đều, mẫu năm, lưỡng tính ở phía trong. Chất nhẹ, mùi thơm,
vị đắng.
Theo Dược điển Việt Nam IV:
Cúc hoa chế biến lúc trời
khô ráo vào mùa thu đông, hái hoa, đem xông lưu huỳnh, nén chặt khoảng một đêm
tới khi thấy nước chảy ra có màu đen thì đem phơi nắng hoặc sấy ở 40 – 50 oC
đến khô.
Bảo quản: Để nơi
khô ráo, thoáng mát. Có thể xông lưu huỳnh để bảo quản được lâu hơn và giữ màu,
lưu hương cho bông Cúc.
Công năng, chủ trị: Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.
Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
Dược liệu
sao cám tăng tác dụng kiện tỳ vị
Cách dùng, liều lượng: Ngày từ
12 – 30 g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Kiêng kỵ: Có thực
tà thấp nhiệt thì không dùng.
Theo Đông y:
Cúc hoa có vị ngọt,
hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát
gan, làm sáng mắt. Vì vậy, hoa cúc thường được dùng để chữa các chứng do phong
nhiệt như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đinh nhọt, sang lở.
Ngừa ung thư
Nghiên cứu
mới tại Mỹ phát hiện hóa chất tự nhiên apigenin có trong trà hoa cúc có tác
dụng ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc
trị ung thư. Trà hoa cúc cũng đặc biệt hữu ích với những người làm việc văn
phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển, ăn uống không đủ chất.
Trị mất ngủ, hạ huyết áp
Trà hoa
cúc được mệnh danh là liều thuốc tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc
trước khi đi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Bên cạnh
đó, theo các nghiên cứu hiện đại, hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu
vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, làm dịu căng
thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Hơn nữa,
so với các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt khác, hoa cúc còn giúp sáng
mắt, làm tinh thần sảng khoái, hạ huyết áp. Hoa cúc phù hợp với trẻ em và cả
những người trưởng thành.
Giải nhiệt
Đặc biệt,
tác dụng giải nhiệt hiệu quả của loại hoa này sẽ rất tốt cho những người thường
xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc văn phòng. Bạn có thể kết hợp loại hoa này
với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải
độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt.
Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa
cúc kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận
gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa, viêm gan cấp tính. Cũng có thể dùng hoa cúc kết
hợp với phục linh để cho sắc mặt tươi tắn, làn da sáng mịn, tăng tuổi thọ.
Chữa đau kinh nguyệt
Thứ nước
trà thơm làm từ hoa cúc trắng này còn có tác dụng phòng cảm và loại bỏ các cơn
đau thắt do kinh nguyệt gây ra- các nhà nghiên cứu Anh tuyên bố 5 chén mỗi ngày
trong vòng nửa tháng đủ để tăng hàm lượng hoá chất trong nước tiểu giúp giảm co
thắt cơ và chống viêm nhiễm.
Các nhà
khoa học đã tìm hiểu thêm công dụng của trà cúc. Họ đã xét nghiệm nước tiểu của
những người tham gia hằng ngày, trước và sau khi họ dùng trà cúc. Kết quả cho
thấy uống trà làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt.
Nghiên cứu
đã nhận định: Hoa cúc giúp giảm thân nhiệt, nó hoàn toàn lành, tốt cho vùng
viêm nhiễm. Tinh dầu từ hoa cúc cũng là một chất khử trùng tốt.
Có thể
dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc bôi vào bụng dưới để chữa đau kinh nguyệt. Tuy
nhiên, các bà mẹ mang bầu nên cẩn thận bởi nó có thể tác động tới bào thai.
Về thời
gian sử dụng, nếu dùng để giải nhiệt, giải khát, có thể uống trà hoa cúc vào
bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu dùng cho các phương pháp trị liệu, tốt
nhất bạn nên uống trà hoa cúc 2 - 3 lần trong ngày, trước bữa ăn từ 1 đến 2
giờ.
Tham khảo:
Cúc hoa là vị thuốc cốt yếu về khư phong
thanh nhiệt. Vị đắng có thể tiết được nhiệt độc. Vị ngọt ích được cho huyết. Vả
lại, vị ngọt cũng có thể giải được độc. Vì khí bình lại kèm cả cay nên tiêu
được kết. Vị đắng nên nó nhập và Tâm và Tiểu trường, vị ngọt nhập vào Tỳ Vị. Bì
nh, cay vào Can Đởm và Phế, Đại trường. Uống lâu ngày thì nhẹ người, sống lâu.
Vì những gì chứa được lâu thì sức nó chuyên hơn . Một khi sức đã chuyên thì làm
cho khí phận tiêu hóa, khi khí đã tiêu hóa thì sự biến chuyển không ngừng. Một
bằng chứng cụ thể là ai đã cất rượu Cúc để dùng thì khỏe mạnh và sống lâu, nếu
trộn th uốc uống làm cho nhan sắc xinh tươi. Nhưng những cái hay đó phải tự
chuyên chú về khí hóa thì mới đạt được kết quả. Vì thế, trong sách Tiên kinh
cũng ghi lại những công hiệu của Cúc hoa, nhưng thực ra bao gồm ý cho rằng đó
là một vị thuốc của thần tiên nữa (Bản Thảo Đơn Phương).
Cúc hoa, Cam cúc hoa có vị
ngọt, tính bình, vào kinh Phế, Thận, làm thanh sảng được đầu và mắt cảm phải
khí phong nhiệt. Nó trị được chóng mặt, xoay xẫm, thông huyết mạch, yên trường vị, tươi nhan sắc, khỏi đau
mắt, đau lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. Đó là một loại thuốc quý
vậy (Bản Thảo Đồ Giải).
Hoa cúc hình tròn, nâng cao
phẩm giá ngụ ý đạo đức của trời cao sang, quý hóa. Hoa cúc màu vàng theo sắc
thái của đất (tỳ thổ). Hoa cúc trồng sớm mà nở chậm, đại biểu cho đức của người
quân tử. Nở vào giữa mùa sương tuyết hiểm nguy, có ý tượng trưng cho đức kiên
trinh. Vị hòa mà thể nhẹ, tượng trưng phảng phất thực phẩm của thần tiên. Vì
tính hơ'i ngọt nên công dụng dồi dào, vì vị đắng nên chữa đinh nhọt, vì màu
trắng nên được khí phận, có màu hồng nên vào được huyết phần. Ôi, Cúc hoa kiêng
lửa khi dùng nhặt bỏ núm bỏ đế đi, đạp cho ra nước, phơi khô mà dùng. Nếu muốn
thành bột thì chờ lúc khô tán sẽ dễ dàng (Bản Thảo Thông Nguyên).
Cúc hoa bẩm thụ khí mùa thu khá
trong sáng, chờ đúng thời kỳ mới nở nhụy khai hoa vì thế nó chịu được chính khí
của hành Kim. Cúc hoa có tính bình hòa, là vị thuốc thanh. Trong ‘Nội Kinh' nói
rằng khi chữa bệnh ôn, nên dùng những vị thanh. Khi những bệnh nhiệt đã lui
rồi, chính khí vẫn còn ấm thì nên dùng Cúc hoa và Tang căn bạch bì để chữa nhức
đầu và trừ những chỗ tà nhiệt còn sót lại, rồi lại mượn sức của Hoàng kỳ để
chữa chứng váng đầu, tan màng mộng mắt. Nếu kết hợp Sa sâm thì chữa được hạ
huyết, kết hợp với Thạch hộc, Biển đậu có tác dụng làm sáng mắt, thính tai, nó
có thể điều hành đi suốt khắp tay chân. Những người bị đau đầu, choáng váng,
hắt hơi, nghẹt mũi do nhiệt, những chứng ngoài da nổi ban, ngứa tay chân, vai
đau do phế nhiệt gây ra, nên dùng Cúc hoa để thanh nhuận tâm phế thì mới ổn.
Khi đã thanh nhuận được tâm phế thì can mộc tự nhiên như đă có gì chế ngực thì nhiệt phải rút lui. Khi dùng Cúc
hoa để chữa chứng đau mắt đỏ, sưng đau, chói, cộm, nước mắt sống chảy, nên dùng
Cúc hoa để thanh phế mà chế được can mộc, đây là điều rất huyền diệu (Biện Dược
Chỉ Nam).
Theo Vương Tử Kiều, dùng Cam
cúc lâu ngày giúp tăng tuổi thọ: Cam cúc chọn hái mầm non vào ngày Thượng dần
tháng 3 gọi là ‘Ngọc anh’. Chọn lá vào ngàỵ Thượng dần tháng 6 gọi là ‘Dung
thành’, chọn hoa vào ngày Thượng dần tháng 9 gọi là ‘Kim tinh", hái thân
rễ vào ngày Thượng dần tháng chạp gọi là ‘Trường sinh’. Bốn loại đó đều phơi âm
can 5 ngày, rồi lấy mỗi thứ bằng nhau làm thành một chỗ, gĩa nát, tán bột. Mỗi
ngày uống 4g với rượu hoặc dùng mật chế thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗilần
uống 7 viên với rượu, ngày 3 lần, uống liên tục 100 ngày rất tốt . Theo ‘Thực
Liệu Bản Thảo’ thì chọn lá vào tháng giêng, chọn thân vào mồng 5-5, chọn hoa
vào mồng 9 - 9 (Ngọc Hàm Phương).
Cúc hoa cho rượu cất gọi là Cúc
hoa tửu, dùng hoa sắc lấy nước cốt, dùng nước đó thổi cơm nếp, ủ men làm rượu
uống, có thể thêm Địa hoàng, Đương quy, Câu kỷ rất tốt. Rượu này chữa được chứng đầu phong, sáng mắt, phòng
bệnh, yếu gân (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)
EmoticonEmoticon